20.5 C
Vietnam
Chủ Nhật, Tháng mười một 24, 2024

Doanh nhân thời 3.0

Không nên bỏ qua

Cuộc khủng hoảng kinh tế không chỉ mang lại tổn thất, mà còn mang đến một giá trị vô hình lớn cho cộng đồng doanh nhân Việt Nam. Giá trị này, tuy vô hình, nhưng lớn không kém so với những mất mát hữu hình mà chúng ta đều đã nhận ra.

Đó là sự nhận thức tỉnh ngộ của nhiều doanh nghiệp Việt rằng: một kỷ nguyên mới trong kinh doanh đã bắt đầu. Kỷ nguyên này đòi hỏi những con người mới với khát vọng mới, năng lực mới và văn hóa mới. Những con người đó có thể được gọi là “thế hệ doanh nhân 3.0”.

Từ cuộc khủng hoảng năng lực kinh doanh

Trên khắp thế giới, ai cũng quen thuộc với những thống kê về số lao động mất việc, số hợp đồng bị hủy, số công ty đóng cửa. Khi mà ngay cả những người khổng lồ ở phố Wall cũng phải gục ngã, thì việc hiệu ứng toàn cầu đánh tan cái “chủ nghĩa kinh nghiệm” vốn phổ biến trong kinh doanh của người Việt cũng không mấy bất ngờ.

Khủng hoảng năng lực kinh doanh
Khủng hoảng năng lực kinh doanh

Tạp chí Forbes vừa đăng tải một bài viết về năng lực của nhà lãnh đạo doanh nghiệp thời nay với những trích đoạn đáng suy ngẫm: “Tất cả chúng ta đều xây dựng sự nghiệp của mình trong giai đoạn mà tăng trưởng đã diễn ra khắp mọi nơi. Bản năng, kỹ năng và kinh nghiệm của chúng ta được mài giũa trong bối cảnh mà tăng trưởng toàn cầu được xem như là chuyện đương nhiên vậy. Nhưng giờ đây, tất cả những thứ đó giúp ích gì được cho chúng ta trong thời đại của sụp đổ tài chính, suy thoái và bất ổn này? Mọi người ở các cấp lãnh đạo đều nhận ra rằng, họ đang ở trong một lãnh địa mà chưa ai từng đặt chân tới, cho dù họ đang cố khoác bên ngoài khuôn mặt của những người dũng cảm và tự tin nhất”.

Thật ra, không cần đến nhận định từ bài viết trên Forbes, chính chúng ta cũng có thể tự nhận ra rằng năng lực lãnh đạo hiện nay của doanh nhân chưa đáp ứng kịp nhu cầu của thời cuộc. Chúng ta lúng túng và không chống đỡ nổi khi chứng khoán sụt giảm, cuống cuồng tìm mọi cách đáo hạn nợ ngân hàng khi bất động sản không thể giải ngân. Chúng ta phập phồng khi giá vàng và tỉ giá ngoại tệ lên xuống không theo bất kỳ dự đoán nào. Và đôi khi bất lực nhìn thị phần của mình bị xâm lấn trước sự càn quét của hàng Trung Quốc và các đại gia nước ngoài.

Kinh doanh trở nên khó khăn và thách thức hơn bao giờ hết. Cuộc đua tranh toàn cầu khốc liệt dần lên, thậm chí mọi người đang phải đua tranh toàn cầu ngay trong “nhà” của mình.

Nhìn lại lịch sử kinh thương và thăng trầm của thế hệ 1.0, 2.0

Việt Nam không có một lịch sử kinh thương lâu đời, bởi người Việt xưa xem kinh doanh là việc không đáng trọng. Mãi đến đầu thế kỷ XX, một khúc quanh rực rỡ của kinh thương mới được vẽ nên bởi các doanh nhân tiền bối như Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô… Nhưng rồi, dù tài năng và khát vọng có thừa, thế hệ doanh nhân “tiền bối” này cũng phải sớm dừng bước theo dòng chảy của thế sự.

Rồi một thời gian rất dài tiếp theo, lịch sử kinh thương của ta là những trang sử khá buồn tẻ và đơn điệu. Cũng có một vài điểm đáng chú ý của kinh doanh ở khu vực miền Nam, nhưng nhìn chung vẫn còn lẻ loi bên dòng chảy rộng lớn của kinh thương thế giới. Tiếp đó, kinh doanh gần như không có chỗ trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và bảo hộ mậu dịch.

Chính vì thế, “lột xác” để đi lên chính là việc sống còn. Doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay không chỉ phải tìm cách vượt qua khủng hoảng kinh tế-tài chính, mà còn phải biết cách vượt qua khủng hoảng về năng lực kinh doanh trong chính bản thân mỗi doanh nhân, doanh nghiệp. Đó cũng là hành trình bước vào một “thế giới kinh doanh” và một “thời đại kinh doanh” đã hoàn toàn đổi khác.

Có thể bạn quan tâm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết mới nhất