23 C
Vietnam
Thứ tư, Tháng mười 9, 2024

Giá thép cây phụ thuộc vào bộ mặt nhu cầu tiêu thụ

Không nên bỏ qua

Chỉ số PMI sản xuất của Mỹ tiếp tục suy giảm, thị trường lao động đang hạ nhiệt, và việc nền kinh tế Mỹ “hạ cánh mềm” trong ngắn hạn dường như đã trở thành điều tất yếu. Các nhà đầu tư đang theo dõi liệu chỉ số PMI có thể chạm đáy và ổn định hay không, trong bối cảnh thị trường vẫn đang dao động giữa kỳ vọng “hạ cánh mềm” và nguy cơ suy thoái.

Vào tháng 7, tốc độ tăng trưởng hàng năm của chỉ số CPI cơ bản và CPI tổng thể đều giảm xuống mức thấp nhất kể từ nửa đầu năm 2021, cho thấy áp lực lạm phát đã giảm đáng kể. Điều này khiến kỳ vọng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất gia tăng. Đến ngày 18/9, Fed đã quyết định hạ lãi suất xuống 4.75-5%, lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020, đánh dấu bước chuyển từ chính sách thắt chặt tiền tệ sang nới lỏng nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Thị trường thép Trung Quốc gặp nhiều thách thức vì dư cung
Thị trường thép Trung Quốc gặp nhiều thách thức vì dư cung

Tại Trung Quốc, mặc dù bước vào “mùa cao điểm” xây dựng, nhưng nhu cầu thép vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng mạnh như dự đoán, bất chấp các yếu tố thời tiết bất lợi đã dần cải thiện. Sự hạn chế về nguồn vốn khiến tâm lý chờ đợi và thận trọng lan rộng trên thị trường.

Trong trung và dài hạn, nhu cầu thép có dấu hiệu chững lại do sự điều chỉnh của các ngành công nghiệp lớn hạ nguồn. Đầu tiên, thị trường bất động sản vẫn đang ở giai đoạn suy thoái, kéo theo nhu cầu vật liệu xây dựng giảm mạnh. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, đầu tư vào phát triển bất động sản tại Trung Quốc đã giảm 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thứ hai, lĩnh vực cơ sở hạ tầng gặp khó khăn về vốn đầu tư, khiến tốc độ tăng trưởng chậm lại. Cuối cùng, ngành sản xuất – vốn giữ được sự ổn định trước đó – đã bộc lộ điểm yếu kể từ nửa cuối năm nay.

Sự mất cân đối giữa cung và cầu trở nên rõ nét hơn trong ngành thép, khi nhu cầu suy giảm kéo theo việc các nhà máy chỉ hoạt động với công suất vừa phải. Dù giá thép thỉnh thoảng phục hồi, nhưng mức độ không đáng kể so với những năm trước. Từ đầu năm đến nay, tình trạng dư cung và nhu cầu yếu đã khiến thị trường không có sự phục hồi rõ rệt nào.

Tổng thể, sau giai đoạn khó khăn vào tháng 7 và tháng 8, áp lực cung-cầu vẫn đè nặng lên ngành thép. Các nhà máy thép buộc phải cắt giảm sản xuất để giảm bớt lượng cung ứng. Tình hình thị trường hiện tại vẫn cần theo dõi từ phía cầu, song với tình hình nhu cầu yếu kém, khả năng giá thép tăng trở lại trong thời gian tới là rất hạn chế.

Có thể bạn quan tâm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Bài viết mới nhất