27 C
Vietnam
Thứ Bảy, Tháng 4 12, 2025

Độ Dốc Mái Tôn: Quy Định, Công Thức Tính Đúng Tiêu Chuẩn

Không nên bỏ qua

Độ dốc mái tôn được đánh giá là một trong các yếu tố quan trọng trong lĩnh vực thiết kế, xây dựng nhà ở. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thoát nước trên các mái nhà. Qua nội dung sau, giathep.net sẽ chia sẻ cho bạn cách tính độ dốc của mái tôn sao cho chuẩn xác, tránh khỏi tình trạng mái nhà bị thấm dột, chứa hồ nước sau cơn mưa lớn.

Tìm hiểu về độ dốc mái tôn

Độ dốc mái tôn là độ nghiêng của mái so với bề mặt phẳng ngôi nhà tính theo một tỷ lệ nhất định. Độ dốc của mái nhà hiểu đơn giản chính là tỉ số giữa chiều dài và chiều cao mái nhà.

Khi tiến hành lợp mái, cần đảm bảo được độ nghiêng phù hợp kết cấu công trình với mục đích thoát nước. Đồng thời hạn chế tối đa việc ứ đọng ảnh hưởng đến độ bền, tuổi thọ mái tôn gây thấm dột.

Phụ thuộc vào từng loại mái ngói, mái tôn hoặc mái thái sẽ có độ dốc không giống nhau. Cụ thể, mái nhà càng có độ dốc cao, khả năng thoát nhiều nước càng nhanh. Thế nhưng, việc làm này sẽ khiến quá trình xây dựng tiêu hao rất nhiều nguyên liệu trong lợp mái hơn. Tóm lại, độ dốc của mái tôn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu làm ra.

Độ dốc mái tôn là độ nghiêng mái nhà so với bề mặt phẳng công trình
Độ dốc mái tôn là độ nghiêng mái nhà so với bề mặt phẳng công trình

Tiêu chuẩn độ dốc của mái tôn cho công trình

Độ dốc mái tôn được thiết kế dựa vào kiểu kết cấu mái ngôi nhà. Trung bình mỗi thiết kế sẽ có độ dốc và kiểu dáng khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chuẩn cụ thể về độ dốc của mái tôn đối với từng loại công trình.

Đối với độ dốc của mái tôn ngôi nhà cấp 4

Đây là loại nhà với kết cấu vững chắc, chúng có khả năng chịu lực tốt và đặc biệt không mất nhiều phí cho xây dựng. Ngoài ra, các ngôi nhà cấp 4 được xây trên diện tích đất rộng, độ dốc mái cần đủ lớn để bạn đảm bảo cân xứng cho ngôi nhà của mình.

Theo chuyên gia, độ dốc của mái tôn nhà cấp 4 tối thiểu là 10%, tối đa 20%. Trong quá thi công, người thiết kế cần chú trọng diện tích, tính độ dốc mái hợp lý để đảm bảo độ chắc chắn cho chính ngôi nhà.

Độ dốc của mái tôn ngôi nhà cấp 4 dao động từ 10-20%
Độ dốc của mái tôn ngôi nhà cấp 4 dao động từ 10-20%

Đối với độ dốc mái tôn nhà ống

Nhà ống chính là một trong các mẫu thiết kế kiến trúc thịnh hành ở nước ta. Loại hình nhà ống được xây dựng ngay trên diện tích đất có mặt tiền nhỏ hẹp, trong khi chiều sâu lớn.

Mái tôn của nhà ống được lợp ở tầng trên cùng ngôi nhà, tức tầng thượng. Theo kiến trúc sư dày dặn kinh nghiệm, độ dốc của mái tôn nhà ống tiêu chuẩn dao động từ 10-15%, tuỳ thuộc diện tích bạn cần lợp.

Lưu ý: Bạn không nên chọn lợp mái tôn với độ dốc quá cao làm mất tính thẩm mỹ ngôi nhà, không hạn chế được tiếng ồn khi có mưa rào. Mặt khác, với điều kiện kết cấu nhà ống hiện nay, việc thi công lợp mái tôn nhà ống chống nóng luôn được ưu tiên hàng đầu. Chủ nhà nên tính toán kỹ lưỡng về vật liệu lợp mái trước khi tiến hành xây dựng.

Đối với độ dốc mái nhà xưởng

Độ dốc mái tôn nhà xưởng có diện tích bề mặt lớn, phục vụ mục đích sản xuất. Hiện, quy định độ dốc của mái tôn nhà xưởng tối thiểu 10%, tối đa 30%. Khi tiến hành lợp mái nhà xưởng, chủ đầu tư phải đảm bảo về tiêu chuẩn vật liệu vì nhà xưởng có chứa nhiều thiết bị, dụng cụ quan trọng. 

Bên cạnh đó, chủ đầu tư phải chú ý hệ khả năng thoát nước mái nhà thuộc diện bên ngoài hay bên trong. Đồng thời được nối cùng với hệ thống thoát nước chung trong nhà xưởng sao cho đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị xí nghiệp.

Độ dốc của mái tôn nhà xưởng dao động từ 10-30%
Độ dốc của mái tôn nhà xưởng dao động từ 10-30%

Hướng dẫn chi tiết cách tính độ dốc của mái tôn theo tiêu chuẩn

Căn cứ vào vật liệu lợp mái, người thiết kế cần tuân thủ quy định về cách tính độ dốc của mái tôn sau:

  • Về mái lợp bằng vật liệu fibro xi măng: Độ dốc dao động từ 30-40%.
  • Về mái lợp bằng vật liệu tôn múi: Độ dốc dao động từ 15-20%.
  • Về mái lớp bằng vật liệu ngói: Độ dốc dao động từ 50-60%.
  • Về mái lợp bằng bê tông và cốt thép: Độ dốc dao động từ 5-8%, với thiết kế nhà ở độ dốc mái nhà dưới 8%, bạn cần tạo khe lớp bê tông chống thấm. Khoảng cách giữa các khe nhiệt cần phải lớn trên 24m, nằm theo dọc nhà.

Công thức tính độ dốc của mái tôn: i= H/L x 100%. Đây chính là tỷ số phù hợp giữa chiều cao chia cho chiều dài của mái tôn. Trong đó:

  • i: Độ dốc của mái.
  • H: Chiều cao mái nhà.
  • L: Chiều dài mái nhà.
Công thức tính độ dốc của mái tôn đơn giản
Công thức tính độ dốc của mái tôn đơn giản

Lưu ý quan trọng trong công thức tính độ dốc của mái tôn

Khi thiết kế độ dốc mái tôn, bạn cần phải lưu ý một vài điểm sau để đảm bảo độ thẩm mỹ và tuổi thọ sau:

  • Chủ động kiểm tra tôn lợp mái thuộc loại 5 hay 10 sóng, hoặc thuộc sóng cao hay thấp. Việc dùng sóng to sẽ có công dụng giảm thiểu độ dốc của mái tôn, đồng thời dễ thoát nước trong suốt thời gian sử dụng.
  • Với nhà xưởng thiết kế mái tôn cách mặt bằng tầng dưới 2.4m, gia chủ cần gia cố lại độ dốc của mái tôn theo tiêu chuẩn chắc chắn, an toàn. Ngược lại, nếu chiều cao mái tôn ngôi nhà trên 2.4m, gia chủ cần bố trí thêm ống thoát nước riêng. 
  • Căn cứ vào nhu cầu thiết kế, công nghệ nhà xưởng, mái nhiều nhịp được thiết kế ở bên trong hoặc bên ngoài, nối hệ thống thoát nước chung cho ngôi nhà. Trường hợp hệ thống thoát nước ở bên trong, gia chủ phải đảm bảo có máng treo hoặc bộ phận ống dẫn nước đặt phía bên trong phân xưởng. Máng thoát nước cần phải có nắp đậy được làm bằng bê tông và dễ dàng tháo dỡ.

Các câu hỏi liên quan đến độ dốc của mái tôn

Dưới đây, giathep.net sẽ tổng hợp một số câu hỏi của khách hàng về độ dốc mái tôn:

Thiết kế độ dốc của mái tôn quá thấp có sao không?

Độ dốc của mái tôn công trình quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng dột, ứ đọng nước. Nếu để kéo dài, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ của mái cũng như không gian phía bên trong nhà.

Bạn cần đảm bảo độ dốc của mái nhà không quá thấp
Bạn cần đảm bảo độ dốc của mái nhà không quá thấp

Nhà tôi ở khu vực có ít mưa, vậy có nên làm mái dốc?

Theo kinh nghiệm của chuyên gia giathep.net, bạn vẫn nên làm mái dốc cho ngôi nhà của mình ngay cả khi ở tại khu vực ít mưa. Mái dốc có khả năng thoát nước hiệu quả, hạn chế tối đa bụi bẩn bám ở trên mái, đồng thời tăng tính thẩm mỹ ngôi nhà.

Tôi có thể tự thiết kế độ dốc cho mái tôn hay không?

Bạn có thể tự thiết kế cho độ dốc mái tôn nhà mình căn cứ theo công thức, cùng bảng độ dốc tiêu chuẩn. Thế nhưng, để đảm bảo tính chính xác, hiệu quả cao, bạn cần tham khảo thêm ý kiến của nhà thầu thi công hoặc kiến trúc sư. 

Khi làm mái tôn, ngoài độ dốc, tôi cần lưu ý thêm điều gì?

Thực tế, ngoài độ dốc của mái tôn, gia chủ cần phải lưu ý thêm một vài yếu tố sau để đảm bảo độ chắc chắn cho công trình:

  • Chọn vật liệu mái tôn phù hợp: Dựa vào sở thích cá nhân, điều kiện kinh tế, khu vực địa lý để bạn lựa chọn loại tôn phù hợp nhất.
  • Chọn nhà thầu thi công công trình uy tín: Ưu tiên chọn nhà thầu đã có nhiều năm kinh nghiệm, đảm bảo đội ngũ thi công đúng bản vẽ và kỹ thuật.
  • Tiến hành giám sát quá trình thi công: Bạn cần kiểm tra tiến độ, chất lượng thi công công trình thường xuyên để đảm bảo đúng yêu cầu, kỹ thuật.
  • Đừng quên bảo trì mái tôn theo định kỳ: Gia chủ cần kiểm tra, vệ sinh, sửa chữa mái tôn theo định kỳ nhằm đảm bảo tuổi thọ và độ bền của mái nhà. 
Bạn cần nghiên cứu kỹ để chọn vật liệu mái tôn phù hợp
Bạn cần nghiên cứu kỹ để chọn vật liệu mái tôn phù hợp

Cho tôi hỏi, độ dốc của mái tôn ảnh hưởng đến phong thuỷ?

Theo phong thuỷ, độ dốc của mái tôn cũng ảnh hưởng lớn đến vận khí gia chủ. Do đó, mái dốc được thiết kế hợp lý sẽ giúp quá trình lưu thông khí tốt, đồng thời thu hút may mắn và tài lộc.

Mong rằng với bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn nắm vững tiêu chuẩn, công thức tính độ dốc mái tôn hợp lý. Nếu bạn còn vấn đề nào chưa rõ về độ dốc của mái nhà hoặc muốn cập nhật xu hướng, biến động thị trường thép ở trong ngoài nước, hãy truy cập ngay giathep.net để được cập nhật thông tin chính xác.

Có thể bạn quan tâm

Bài viết mới nhất